Thị trường dầu nhớt Việt nam, năm 2014. (Phần 1- Thị trường chung)

Qua một năm đầy biến động và thách thức trong đó chính là tâm lý bi quan vào những tháng đầu năm cộng với các dự đoán của các chuyên gia về một năm với diễn biến kinh tế “tồi tệ” và sức chịu đựng của doanh nghiệp rơi vào “khủng hoảng”; thì các số liệu lạc quan vào những tháng cuối năm dường như là một “làn gió xuân” đang thổi vào toàn bộ nền kinh tế Việt nam nói riêng và Châu Á nói chung.
           
Bức tranh kinh tế Việt nam năm 2014.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt nam, năm 2014
+ GDP : ↑ 5,98%
+ Chỉ số sản xuất công nghiệp: ↑7,6%
+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: ↑ 10,6%
+ Tổng phương tiện thanh toán: ↑ 15,99%
+ Tín dụng: ↑ 12,62%
+ Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: ↑ 11,5%
+ CPI : ↑ 4,09% (bình quân so với năm trước) 
 

Chỉ số đơn hàng mới (PMI- HSBC) của tháng 12/2014 lên 52,7 điểm, cao nhất trong 8 tháng
 
Trước các số liệu trên cho thấy năm vừa qua là một năm “đạt” mục tiêu về bình ổn kinh tế của chính phủ Việt nam.
 
Thị trường chung dầu nhớt Việt nam
 
Theo thống kê của Hải quan Việt nam, năm 2014, giá trị nhập khẩu các sản phẩm dầu khí (không kể xăng dầu, gas) khoảng 1 tỷ USD bao gồm các sản phẩm dầu nhớt, phụ gia, dầu gốc và nhựa đường (bitumen). Chúng tôi chưa có số liệu cụ thể cho từng nhóm ngành, nhưng ghi nhận sự sụt giảm khối lượng và doanh thu của tất cả các hãng dầu nhớt chủ chốt tại Việt nam, khoảng 12% so với năm 2013, nhưng bù lại có sự tăng trưởng ngoạn mục của các hãng dầu nhớt nội địa và nhập khẩu 20%. Do đó, về phần tiêu thụ, chúng tôi ước lượng sản lượng tiêu thụ dầu nhớt và mỡ nhờn năm 2014 Việt nam khoảng 370 ngàn Tấn sản phẩm. Tăng không đáng kể so với năm 2013.
 
Chính sách thuế nhập khẩu cho dầu gốc là 5%, phụ gia 1%, khoảng 95% sản phẩm dầu nhớt nhập khẩu chịu 5% thuế, (trừ một số loại đặc biệt có nguồn gốc từ ester hay động vật 20% HS code 3403.). Tất cả phải chịu thuế 10% VAT (giá trị gia tăng). Năm 2015, Việt nam và các nước ASEAN sẽ cắt giảm hầu hết thuế nhập khẩu về 0%, nhưng chúng tôi vẫn chưa có xác nhận về mức thuế mới cho nhóm ngành dầu nhớt (HS code 2710.19) đối với Form D (có nguồn gốc từ các nước ASEAN).
 
Trong năm 2014, mức tỷ giá giữa VND/USD tăng 2% (tỷ giá liên ngân hàng), nhưng tỷ giá biến động trung bình tăng khoảng 3,5% với các giao dịch ngân hàng thương mại.
 
Khác với cách đây vài năm, các khu công nghiệp và kinh tế không chỉ tập trung xung quanh Sài Gòn và Hà Nội, mà các khu công nghiệp đã hình thành và phát triển theo vùng kinh tế như Trung du Bắc bộ (Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh), Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá), Trung Trung Bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và Đông Nam Bộ (Sài gòn, Bình Dương, Đồng Nai, BR-VT). Do đó, sản lượng tiêu thụ dầu nhớt có sự dịch chuyển vùng và các kênh phân phối tại đây có sự tăng trưởng ngoạn mục so với các tỉnh/thành còn lại của cả nước.
 
Để thúc đẩy tăng trưởng, chính phủ Việt nam đã đầu tư về hạ tầng khá lớn với nhiều dự án xây dựng khởi công và hoàn thành, mang để sự tăng trưởng vượt bật cho nhóm ngành dầu nhớt phục vụ cho thiết bị vận chuyển và cơ giới (Off road). Ngược lại, nhóm ngành dầu nhớt vận tải không tăng do thu hẹp hoạt động kinh tế vào đầu năm, cộng với giá vận tải tăng vào giữa năm. Ghi nhận nhóm ngành vận tải giảm 8% sản lượng và gần 20% số lượng các đơn vị vận tải (fleet) ngưng hoạt động.
 
Năm 2014, ghi nhận sự bùng nổ nhãn hiệu riêng (OEM) với hoạt động mạnh của Honda, Yamaha,…qua sự xâm nhập của Nippon Oil (Nhật Bản) với nhà máy tại Hải phòng. Ngoài pha chế OEM cho Honda, Yamaha, Idemitsu…Nippon với tham vọng xây dựng thương hiệu Eneos tại Việt nam. Ngoài ra, không có một nhà máy mới nào được xây dựng và đi vào hoạt động. Tuy vậy, các nhãn hiệu nhập khẩu lại bùng nổ từ nhiều nguồn khác nhau như: Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Singapore,..v.v. Bên cạnh đó, một số nhãn hiệu nội địa được pha chế tại Việt nam nhưng vẫn nhận nguồn gốc xuất xứ nhập khẩu là một hiện tượng đáng lo ngại. Chúng tôi sẽ phân tích lý do sự bùng nổ này thông qua giá dầu thô, dầu gốc giảm ở phần tiếp theo.
 
BP/Castrol vẫn là anh tài dẫn đầu với 22% thị phần, theo sau là PLC với 12%, Shell đạt 11%, Total 11%. Mekong Lubricant đạt 8%. Như nhận xét phần trên, thị phần các hãng nước ngoài có phần giảm sút do sự vươn lên của các hãng nội đia và nhập khẩu khi giá dầu gốc giảm trung bình 25% so với đầu năm. Mobil đã quay trở lại Việt nam sau 5 năm bán tài sản cho Total.
 
Kênh phân phối vẫn không thay đổi: nhà phân phối khu vực đối với nhóm ngành Công Nghiệp và Vận tải, DIFM đối nhóm ngành PCMO và MCO. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhãn hiệu riêng như Honda, Yamaha,..làm cho kênh DIFM có sự sắp xếp thông qua các Đại lý dịch vụ bảo trì như Head, YES. Một tín hiệu tích cực cho người đi tiên phong trong phong trào bán hàng trực tuyến hay áp dụng các hình thức marketing thông qua internet như SEO, Google Ad,..đã mang đến nhiều lựa chọn cạnh tranh cho người tiêu dùng khi chọn lựa sản phẩm khi tìm kiếm. Chúng tôi dự đoán đây là khuynh hướng cho tương lai, tuy nhiên, hiện tại với các hãng dầu nhớt vẫn theo cách làm truyền thống và có phần nặng nề về nhân sự.

Giá các sản phẩm dầu nhớt Việt nam trong năm qua của tất cả các hãng đều tăng và rơi vào các tháng giữa năm (tháng 4, 6,8) nhưng vẫn giữ giá cho đến hết năm, mặc dù giá nguyên liệu đầu vào (dầu gốc chiếm trung bình 90%) giảm từ 15-20%. Một phần do, tăng tỷ giá, tăng cước vận tải giữa năm và do giá dầu tăng khoảng 6% kể từ tháng 1 đến tháng 7. Tính trung bình giá các sản phẩm đã tăng từ 6-8%. Điều này không có nghĩa là người tiêu dùng phải chịu mua giá cao (đối với nhóm dầu thông dụng: động cơ, thuỷ lực,..) bởi vì sức mua yếu nên nhà phân phối không thể tăng giá bán vì sức ép target. Do đó, lợi nhuận của hệ thống phân phối giảm và nhiều rủi ro. Điều này là điểm yếu của nhãn hiệu lớn.
 
(Còn tiếp) 
 


Please upgrade IE 8+, Download here