Lubricants or Lube


Bài này giới thiệu sơ lược về dầu nhờn 
 
Tổng quan về dầu nhờn
Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh hơn. Ngược lại, dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp suất cao hơn nhưng lưu lượng dầu qua bơm lại thấp hơn.
Dầu nhờn là sản phẩm có thành phần chính: dầu gốc và các phụ gia.
 
Phụ gia là các chất hữu cơ, vô cơ hoặc nguyên tố có tác dụng cải thiện một hay nhiều tính chất nhất định của dầu gốc. Yêu cầu của phụ gia là hòa tan và tương hợp với dầu gốc. Nồng độ của các phụ gia nằm trong khoảng 0,01 - 5%, trong những trường hợp đặc biệt có thể lên tới 10%. Các loại phụ gia được phân chia theo chức năng như: Phụ gia chống oxy hóa, chống ăn mòn, chống gỉ, chống tạo cặn, tăng chỉ số độ nhớt, chống tạo bọt, tạo nhũ, phụ gia diệt khuẩn, phụ gia tẩy rửa…
 
Trong các loại phụ gia trên, phụ gia tăng chỉ số độ nhớt, chống oxy hóa, chống ăn mòn đóng vai trò quan trọng nhất cho dầu nhờn động cơ 4 thì. Phụ gia tăng chỉ số độ nhớt giúp dầu nhờn có độ nhớt ít phụ thuộc vào nhiệt độ, do đó, bảo vệ động cơ ở nhiều điều kiện khác nhau cũng như dễ khởi động hơn. Phụ gia chống oxy hóa giúp dầu không bị phân hủy và không bị oxy hóa dưới điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, áp suất lớn của động cơ. Nếu dầu bị oxy hóa, nó sẽ tạo ra nhiều cặn và sinh ra các thành phần ăn mòn động cơ. Phụ gia chống ăn mòn có tác dụng trung hòa các axít sinh ra trong quá trình động cơ hoạt động và bảo vệ các bề mặt kim loại.
Điều kiện cần và đủ để có sản phẩm ổn định là các phụ gia không “xung đột” với dầu gốc và không “xung đột” với nhau. Các hãng sản xuất dầu nhờn phải thường xuyên nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ và loại phụ gia pha trộn để có sản phẩm hoàn hảo nhất.
Vì lý do đó, việc thêm phụ gia tùy tiện vào các sản phẩm thành phẩm thường không được nhà cung cấp đồng ý nếu không có những thử nghiệm và tổ chức chuyên ngành đánh giá. Nếu thêm một chất phụ và có tính “kháng” dầu gốc hay “xung đột” với các phụ gia khác, nó sẽ mất khả năng và làm hại tới tính chất chung. Ngay cả lượng phụ gia đưa vào cũng là một thông số cần tính toán kỹ lưỡng bởi nó có thể gây tình trạng quá bão hòa, gây lắng phụ gia ngay trong dầu và sinh ra các chất gây hại.


Tác dụng và tính chất của dầu nhờn
Công dụng chính của Dầu nhờn : bôi trơn, tẩy rửa, làm kín, làm mát, bảo quản, truyền nhiệt, cách điện,… Ngành công nghiệp dầu nhờn bao gồm 3 nhóm sản phẩm chính:
- Dầu nhờn động cơ – dầu nhờn dùng cho xe gắn máy, xe vận tải công cộng, xe thương mại, các loại động cơ trên một số thiết bị, máy móc.
- Dầu nhờn công nghiệp – dầu nhờn dùng trong công nghiệp, theo mục đích sử dụng gồm có: Dầu nhờn truyền động, Dầu nhờn công nghiệp, Dầu thủy lực, Dầu biến thế, Mỡ bôi trơn và các loại chuyên dụng khác,...
- Dầu nhờn hàng hải: Dùng cho động cơ, máy móc thiết bị trên các tàu, thuyền.
- Dầu nhờn thương mại là sản phẩm cuối cùng, pha trộn từ hai thành phần chính. Thành phần thứ nhất là dầu gốc, được các hãng sản xuất từ dầu mỏ thiên nhiên hoặc tổng hợp. Dầu gốc chứa các phân tử hydrocarbon nặng và có các tính chất hóa lý tương tự như dầu thành phẩm. Tuy nhiên, người ta không thể sử dụng ngay loại dầu này bởi tính chất hóa lý của nó chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ động cơ. Để cải thiện các tính chất đó, các hãng phải pha trộn thêm thành phần thứ hai là các chất phụ gia.
Trong động cơ, dầu nhờn có nhiều tác dụng như giảm ma sát giữa hai bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, giải nhiệt làm mát, làm kín, chống ăn mòn. Tuy nhiên, tác dụng cơ bản nhất của nó vẫn là giảm ma sát nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng của một sản phẩm dầu nhờn thương mại.
Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm và ngược lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt cao. Ngoài ra, do trọng lượng của các phân tử cấu thành nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó nên người ta thường gọi thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ dầu có độ nhớt cao.


Các thông số kỹ thuật của dầu nhờn
- Viscosity Index (VI): là chỉ số nhớt của dầu nhờn. Độ nhớt có 2 loại, đơn cấp và đa cấp. Dầu đơn cấp thì độ nhớt giảm nhanh theo nhiệt độ. Độ nhớt của dầu đa cấp theo nhiệt độ ổn định hơn so với dầu đơn cấp.
- SAE (Society of Automotive Engineerers)
- API (America Petroleum Institute): Ký hiệu API nghĩa là dầu theo tiêu chuẩn về phẩm cấp dầu của Mỹ. Phẩm cấp dầu tăng từ SE, SF, SG, SJ và giá của dầu cũng tăng theo đó. Dầu có phẩm cấp càng cao thì chất lượng (độ nhớt, độ lỏng) càng ổn định theo nhiệt độ.


Các hãng dầu nhờn trên thị trường Việt Nam
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại dầu nhờn, loại nào cũng là “người tình” hoặc "vợ" ... của xe máy, ô tô...
Hầu hết các hãng đều sản xuất những loại dầu như nhau và theo tiêu chuẩn quốc tế.
1. BP
http://www.bp.com.vn/html/Vietnamese/BPPetcoAtGlance.htm
BP Petco Ltd là một liên doanh giữa tập đoàn BP, một trong những tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới, và Petrolimex là công ty hoạt động hạ nguồn lớn nhất Việt Nam. 

Tính đến nay, BP Petco với tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD là liên doanh lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dầu nhờn tại Việt Nam. Liên doanh BP Petco, với 65% tổng số vốn sở hữu bởi BP và 35% sở hữu bởi Petrolimex, chuyên vận chuyển, sản xuất, phân phối và kinh doanh các sản phẩm dầu khí tại thị trường trong và ngoài nước.
2. Caltex
Biểu tượng của Caltex xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1949. Caltex tiếp thị các sản phẩm dầu khí ở miền Bắc Việt Namcho tới năm 1954 và ở lại miền Nam cho tới năm 1975. Tại thời điểm đó sản phẩm Caltex chiếm tới 20% thị phần miền Nam Việt Nam.
Caltex trở lại Việt Nam vào năm 1994, đúng thời điểm lệnh cấm vận được dỡ bỏ và chỉ 1 năm sau khi Việt Nam ban hành Luật dầu khí. Quay lại sau 45 năm, lần này Caltex đồng thời mở Văn phòng Đại diện tại Hà Nội và chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh.
Công ty Dầu nhờn Caltex Việt Nam bắt đầu hoạt động từ tháng 7/1998 và tập trung vào sản xuất, bán các loại dầu nhờn phục vụ cho đối tượng đông đảo này. Theo kết quả Nghiên cứu thị trường của AC Nielsen vào tháng 10/1999, dầu nhờn Caltex được người tiêu dùng xếp thứ 3 trong số các sản phẩm dầu nhờn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam
3. VIDAMO
Vidamo là một thương hiệu dầu nhờn thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam (PV Oil) - Trực thuộc PetroVietnam.
Đây là doanh nghiệp đầu tiên trong nước sản xuất và cung cấp dầu mỡ nhờn có thương hiệu riêng của Việt Nam: được thành lập năm 1991.
Tuy nhiên, VIDAMO lâu nay vẫn chỉ để ý đến thị trường bán buôn (khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước lớn), do vậy người tiêu dùng ở VN đa số không biết đến thương hiệu này, mặc dù sản phẩm của VIDAMO khá tốt và có giá bán lại rẻ hơn hẳn so với Sell, BP...
4. Shell
5. Castrol
Hiện nay Castrol đã bị BP mua lại
6. Exxon Mobil:
Là một tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Mỹ, có tổng doanh thu lớn nhất thế giới với 404,5 tỷ USD năm 2007, lợi nhuận40,6 tỷ (2007), thị trường tư bản vốn cũng là lớn nhất với 517.92 tỷ USD tính 20 tháng 7 năm 2007, là tập đoàn lớn nhất trong 6 tập đoàn dầu lớn, với sản lượng dầu thô hàng ngày khai thác 6,5 triệu thùng.
Exxon Mobil được thành lập ngày 30 tháng 11 năm 1999 khi hợp nhất Exxon và Mobil, trụ sở chính tại Irving, Texas, Mỹ, có 106.000 nhân công. Ban đầu do John D. Rockefeller thành lập công ty Standard Oil năm 1870. Quản lý và chủ tịch hội đồng quản trị hiện tại là ông Rex W. Tillerson
7. PLC (HASTC)
Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex - www.plc.com.vn
(Petrolimex Petrochemical Joint Stock Company)
Công ty có ba ngành hàng chính sau:
- Ngành hàng Dầu mỡ nhờn: bao gồm dầu nhờn động cơ; dầu nhờn công nghiệp và dầu nhờn hàng hải chiếm khoảng 41% tổng doanh thu năm 2005;
- Ngành hàng nhựa đường: gồm nhựa đường đặc nóng, nhựa đường đặc và các chế phẩm của nhựa đường ở dạng lỏng đóng góp khoảng 22% tổng doanh thu của công ty năm 2005; 
- Ngành hàng Hóa chất đóng góp khoảng 37% tổng doanh thu của công ty năm 2005. PLC kinh doanh trên 50 mặt hàng dung môi hóa chất là các sản phẩm thuộc lĩnh vực hóa dầu
Ngành hàng dầu mỡ nhờn: Công ty bán hàng qua các kênh sau: kênh bán hàng trực tiếp (chiếm khoảng 16% tổng sản lượng dầu mỡ nhờn của công ty), khách hàng của kênh này là những khách hàng tiêu dùng trực tiếp của ngành đường sắt, ngành than, điện, xi măng, mía đường, thép, vận tải biển; Kênh tổng đại lý Petrolimex bao gồm các công ty xăng dầu thành viên của Petrolimex trên toàn quốc gồm hơn 2000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đóng góp khoảng 51% tổng doanh thu dầu mỡ nhờn của công ty; Kênh Đại lý bán buôn, bán lẻ ngoài hệ thống Petrolimex: đóng góp khoảng 12% tổng sản lượng dầu mỡ nhờn bán ra của công ty năm 2005
8. Nippon
9. Petronas
10. Esso

Please upgrade IE 8+, Download here